Hiệu ứng đóng khung tâm lí (Framing effect) là gì?

Hiệu ứng đóng khung tâm lí (tiếng Anh: Framing effect) là một xu hướng của nhận thức khi đó não bộ sẽ đưa ra quyết định về thông tin dựa trên cách thông tin được trình bày.

Hiệu ứng đóng khung tâm lí (Framing effect)

Hiệu ứng đóng khung tâm lí trong tiếng Anh là Framing effect hay Framing bias.

Hiệu ứng đóng khung tâm lí hay hiệu ứng khung là một xu hướng của nhận thức khi đó não bộ sẽ đưa ra quyết định về thông tin dựa trên cách thông tin được trình bày.

Hiệu ứng đóng khung tâm lí thường được sử dụng trong mục đích tăng năng suất kinh doanh. Nó thường được tận dụng để mọi người có thể cùng nhận một thông tin nhưng lại đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau dựa vào việc chọn lựa cụ thể có thể đưa ra một khung âm hay khung tích cực.

Hiểu về hiệu ứng đóng khung tâm lí

Đối với các nhà kinh doanh hay các chuyên gia marketing, họ thường chú trọng đến những hiệu ứng tâm lí để đánh vào tâm lí của người tiêu dùng. Đặc biệt là chúng thường được áp dụng trong tiếp thị để có thể dễ dàng tác động đến các nhà kinh doanh và khách hàng.

Chi tiết hơn hiệu ứng khung tâm lí làm cho mọi người xem cùng một thông tin đồ vật giống nhau nhưng lại trả lời theo nhiều cách hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ
(1) Hãy cùng nhìn vào hai hình vuông nhỏ trong ảnh. Bạn thấy hình nào có màu sáng hơn?

Hình bên trái phải không? Câu trả lời là hai hình vuông này có màu sắc y hệt nhau. Hai hình vuông lớn bên ngoài có màu sắc khác nhau đã tạo cho bạn cảm giác như vậy.

Đây là một ví dụ của Daniel Kahneman tại diễn văn nhận giải Nobel kinh tế 2002. Ông kết luận những gì chúng ta nhận thức được không phải do bản chất của nó mà do môi trường xung quanh nó.

(2) Hay như hình ảnh so sánh giữa người lạc quan và người bi quan. Cùng là một li nước, nhưng người lạc quan sẽ nghĩ rằng nó đang đầy một nửa, trong khi người bi quan cảm thấy nó đang bị vơi đi một nửa. Cùng một sự vật, hiện tượng, nhưng với khung tâm lí của mỗi cá nhân, mọi thứ được nhìn nhận khác nhau ít nhiều.

Chính vì bản năng con người rất khó để thoát khỏi hiệu ứng đóng khung tâm lí cho nên nó thường được sử dụng trong mục đích kinh doanh. Nhờ vào khung tâm lí, chúng ta hình thành nên thái độ về sản phẩm và thương hiệu.

Ứng dụng của hiệu ứng đóng khung tâm lí

– Các nhà quảng cáo, tiếp thị có thể vận dụng linh hoạt hiệu ứng đóng khung tâm lí (Framing Effect) để có thể thay đổi suy nghĩ của người tiêu dùng trong cách lựa chọn sản phẩm.

– Hạn chế của hiệu ứng đóng khung tâm lí là đối thủ cạnh tranh cũng có thể sử dụng hiệu ứng này nên chúng ta cần phải cân nhắc khi sử dụng.

(Tài liệu tham khảo: Hiệu ứng đóng khung tâm lí, Tâm lí học hiện đại; Hiệu ứng đóng khung, Sage – Học viện quản trị kinh doanh; Cafebiz)

Sưu tầm và tổng hợp

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

0941 119900