Marketing 2022: Trải nghiệm khách hàng và trải nghiệm kỹ thuật số là chìa khoá chính

Và các công nghệ như thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) là những thành phần quan trọng của trải nghiệm khách hàng và trải nghiệm kỹ thuật số.

Những người làm marketing được kỳ vọng là sẽ tương tác nhiều hơn với khách hàng trong không gian ảo ba chiều (3D) vào những năm tới.

Khi các hệ sinh thái ảo (virtual ecosystem) phát triển, nó sẽ không còn bị giới hạn trong một công nghệ đơn lẻ hoặc một phạm vi nhỏ hẹp nào đó, thay vào đó nó hướng đến sự tích hợp với các bối cảnh rộng lớn hơn.

Cũng bởi chính điều này, việc cung cấp những trải nghiệm 3D cho người tiêu dùng sẽ không còn là một khái niệm “xa lạ” nữa trong năm mới 2022.

Ông Shubham A. Mishra, Giám đốc điều hành của nền tảng công nghệ AI Pyxis One, gọi VR và AR là “những điều to lớn tiếp theo”.

Ông nói: “Chúng ta đang chứng kiến ngày càng nhiều việc các thương hiệu lớn mua lại các công ty khởi nghiệp chuyên về VR và AR, vì vậy, sẽ rất thú vị khi chờ xem cách các thương hiệu kết hợp các công nghệ này vào chiến lược marketing của họ.”

Metaverse được kết nối và mở rộng.

Vào 2021, Meta Platforms Inc (Facebook cũ) chính thức bắt đầu đẩy mạnh việc xây dựng các công nghệ thực tế ảo (VR) và xem đây là tương lai của việc xây dựng mối quan hệ cũng như tương tác với khách hàng. Tai nghe Oculus VR chuyên dùng để kết nối với Metaverse cũng đã được đổi tên thành Meta Quest để bắt kịp xu hướng mới.

Trong khi những người làm marketing hay quảng cáo từng chứng kiến tỷ lệ quảng cáo tăng vọt trên Facebook (thuộc Meta), lịch sử cũng có thể được lặp lại tương tự trên Metaverse.

Tuy nhiên, Facebook có thể chỉ có một, còn Metaverse thì lại khác, điều gì sẽ xảy ra nếu Facebook không thể độc quyền hệ sinh thái thực tế ảo VR? Và điều gì sẽ xảy ra nếu thay vì chỉ có một Metaverse, nhiều Metaverse khác sẽ được xây dựng và kết nối với nhau.

Giám đốc điều hành của một nền tảng video cho biết: “Ở thời điểm hiện tại, các Metaverse được thiết lập tách biệt nhau dựa trên các nền tảng riêng. Nhưng trong những năm tới, các công nghệ tương tác theo thời gian thực (real-time engagement) sẽ cho phép chúng kết nối với nhau và tạo ra nhiều trải nghiệm hấp dẫn hơn cho người dùng. Chúng cũng không hoạt động riêng lẻ như các nền tảng web, thay vào đó, rào cản truy cập là cực thấp.”

Tương tác theo thời gian thực được đẩy mạnh.

Các hội nghị ảo và hội nghị kết hợp vẫn sẽ tiếp tục phát triển, những người tham dự trên môi trường ảo và những người trong thế giới thực sẽ được kết nối với nhau bằng những tương tác theo thời gian thực (real time engagement- RTE).

Các RTE cũng sẽ ngày càng được áp dụng nhiều hơn trên các Metaverse, trong trải nghiệm chơi game và cả việc truyền tải dữ liệu. Những nhà phát triển ứng dụng video, audio và những doanh nghiệp ưu tiên kỹ thuật số sẽ sớm thích nghi và tiếp cận điều này.

Trong phạm vi công nghệ marketing (martech), nhờ sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng ít hoặc không dùng mã (low-code, no-code), RTE sẽ càng được ưu tiên hơn.

Vào năm 2022, chúng ta sẽ thấy ngày càng nhiều doanh nghiệp truyền thống áp dụng công nghệ tương tác theo thời gian thực nhờ vào sự phát triển của các xu hướng này.

Chính các công cụ không dùng mã hoặc ít dùng mã sẽ trao quyền thực sự cho các doanh nghiệp trong thời đại mới, họ sẽ nhanh nhẹn hơn, thích ứng và phát triển nhanh hơn đồng thời thúc đẩy kết quả kinh doanh tốt hơn.

Những trải nghiệm hội nghị ảo và trực tiếp.

Khi Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, các sự kiện trực tiếp sẽ dần được thay thế hoặc kết hợp song song với môi trường ảo, đây được coi là ưu tiên hàng đầu để giữ chân khách hàng trong bối cảnh mới.

Các sự kiện ảo sẽ được kết nối trực tiếp tới người tiêu dùng bằng những trải nghiệm theo thời gian thực, tất cả mọi người trên khắp thế giới sẽ được kết nối với nhau theo những cách mà chúng ta chưa từng thấy trước đây.

Các cộng đồng vi mô (Micro-communities) sẽ phát triển mạnh mẽ.

Nhiều thương hiệu đang phát hiện ra rằng các nhóm hay cộng đồng nhỏ hơn có thể tạo ra những tác động lớn hơn đến người tiêu dùng cá nhân, do đó, họ sẽ có xu hướng xây dựng nhiều hơn các cộng đồng này để thúc đẩy sự tương tác.

Ông Philip Smolin, Giám đốc của một nền tảng marketing dựa trên AI cho biết: “Chúng ta có thể mong đợi rằng sẽ có nhiều thương hiệu hơn tiến hành xây dựng các cộng đồng vi mô xung quanh các sản phẩm của họ để từ đó mang đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm chân thực và có ý nghĩa hơn trong cả hai thế giới ảo và thực.”

“Thay vì theo dõi người tiêu dùng thông qua cookies, các thương hiệu có thể chỉ cần hỏi người tiêu dùng xem họ thích và không thích gì, sau đó thương hiệu chỉ cần cung cấp cho họ những thứ phù hợp dựa trên những điều này.”

Các thương hiệu sử dụng công nghệ tương tác kỹ thuật số không chỉ để khiến cho quá trình mua sắm được trở nên dễ dàng hơn, họ sẽ sử dụng chúng để xây dựng nên các cộng đồng của những người có cùng chí hướng với nhau.

Đừng từ bỏ yếu tố truyền thống.

Đối với các thương hiệu bán lẻ, công nghệ kỹ thuật số sẽ đóng vai trò mở khóa giá trị cho các cửa hàng thực của thương hiệu.

Ông Michael Osborne, Chủ tịch của một công cụ nhắn tin cho biết:

“Đừng từ bỏ truyền thống. Các cửa hàng hay địa điểm thực sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho các hành vi mua sắm trực tuyến, chúng cho phép người tiêu dùng có cơ hội chạm vào các sản phẩm trong thế giới thực.

Mặc dù các cửa hàng thực có thể không có doanh thu, nó hỗ trợ tăng trưởng doanh số bán hàng trong tổng thể quá trình.”

Khi người mua sắm đến cửa hàng và họ vẫn mang theo điện thoại di động, đó là lúc mà chiến lược marketing trên trên thiết bị di động càng trở nên phù hợp hơn với trải nghiệm của khách hàng. Khả năng tiếp cận người tiêu dùng khi họ đang di chuyển là chìa khóa để làm marketing khi mọi người đang ngày càng trở nên “bận rộn” hơn.

Bên cạnh đó, những dữ liệu dựa trên thói quen và mô hình mua sắm của người tiêu dùng sẽ giúp tạo ra những thông điệp phù hợp phù hợp hơn giữa họ với nhà bán lẻ.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

0941 119900