Marketing và Quảng cáo: Sự nhầm lẫn muôn thuở

Trong khi vốn dĩ là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau, Marketing và Quảng cáo vẫn thường bị nhầm lẫn, cả về mục đích lẫn chiến thuật tiếp cận.

Với tư cách là những người làm nghề chuyên nghiệp, một trong những điều căn bản nhất là phân biệt rõ các khái niệm, bản chất và cách ứng dụng của các thuật ngữ, trong trường hợp này, chính là Marketing và Quảng cáo.

Như MarketingTrips đã đề cập trong khá nhiều bài viết khác nhau, mục tiêu chính của việc phân biệt các thuật ngữ trong ngành marketing không chỉ là chuyện đúng sai của câu từ mà là hiểu bản chất thực sự đằng sau mỗi thuật ngữ, thứ có thể giúp các Marketer có được những định hướng hành động thực thi đúng đắn.

Sự khác biệt giữa Marketing và Quảng cáo là một trong số đó.

Marketing và Quảng cáo.

Trước khi đi vào tìm hiểu sự khác biệt cơ bản giữa hai thuật ngữ này, hãy cùng khám phá ý nghĩa riêng của chúng.

Về cơ bản, Marketing giúp xác định nhu cầu của khách hàng và Quảng cáo đóng vai trò giới thiệu hay chuyển tải những sản phẩm hay dịch vụ đến công chúng (người tiêu dùng) một cách hấp dẫn và thuyết phục nhất.

Quảng cáo nhằm mục đích thuyết phục, trong khi Marketing cố gắng tìm cách thu thập và phân tích số liệu để có thể có được những sự thuyết phục đó.

Marketing là quá trình được bắt đầu từ lúc sản phẩm mới hình thành (chưa thành sản phẩm hoàn chỉnh), trong khi quảng cáo chỉ là một phần của hoạt động Marketing và là một trong những bước cuối cùng trong chuỗi quy trình bán hàng.

Nói một cách dễ hiểu,

  • Thông qua Marketing, một doanh nghiệp thực hiện một kế hoạch nghiên cứu thị trường một cách có hệ thống cho các danh mục kinh doanh nhằm chuyển đổi sản phẩm hay dịch vụ thành hàng hóa có thể trao đổi (bán) được.
  • Trong khi đó, quảng cáo liên quan đến việc thu hút sự chú ý của công chúng tới một sản phẩm hay dịch vụ thông qua các phương tiện truyền thông có trả phí (cũng có những quảng cáo không phải mất phí nhưng điều này rất ít khi xảy ra).
  • Trong khi Marketing thường mang tính bao trùm.
  • Quảng cáo được nhắm mục tiêu, cụ thể và định hướng theo mục tiêu.
  • Marketing là một quá trình hoàn chỉnh mà thông qua đó các doanh nghiệp có thể chuẩn bị các sản phẩm để ra mắt trên thị trường.
  • Quảng cáo, theo sau, là một thành phần của Marketing và là một trong những bước quan trọng trong quá trình bán hàng.

Một khi nói đến 2 thuật ngữ này, điều quan trọng là bạn phải tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản về Marketing và Quảng cáo.

Trong khi có không ít nơi đề cập các thuật ngữ này một cách giao thoa và không rõ nghĩa, bởi có lẽ nó được viết bởi những người chưa từng làm việc thực tế, dưới đây là cách mà MarketingTrips phân tích giúp bạn.

Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản của Marketing và Quảng cáo.

Tính đặc thù của Marketing.

Marketing là một hoạt động kinh doanh liên quan đến việc xác định, dự đoán và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thông qua các chiến thuật tiếp cận thị trường có chủ đích.

Marketing diễn ra theo nhiều bước khác nhau và được thực hiện theo những cách khác nhau dựa trên từng loại thị trường, sản phẩm hay dịch vụ, các giai đoạn có trong phễu bán hàng (Sales Funnel) và nhận thức của công chúng về sản phẩm.

Với tư cách là một người làm marketing chuyên nghiệp, bạn hiểu rằng một kế hoạch Marketing (Marketing Plan) bền vững phải là một kế hoạch bao gồm việc phân tích kỹ lưỡng về thị trường và hành vi mua hàng của đối tượng mục tiêu.

Kế hoạch này cũng bao gồm việc nắm bắt sự thay đổi, xác định giá trị của sản phẩm, xây dựng chiến lược quảng cáo một cách hiệu quả và không ngừng thu nhận phản hồi từ phía khách hàng.

Marketing đi trước quảng cáo vì nó bao gồm cả quảng cáo.

Tóm lại, Marketing bao gồm các hoạt động chính.

  • Thực hiện nghiên cứu thị trường, khách hàng, khảo sát và phỏng vấn.
  • Khai thác dữ liệu về hiệu suất sản phẩm.
  • Nghiên cứu các thương hiệu hay đối thủ cạnh tranh và tìm ra khoảng trống nhu cầu.
  • Cung cấp những dữ liệu và insight cho quảng cáo.
  • Thiết lập các đề xuất giá trị (value propositions) được định hướng bởi nghiên cứu thị trường và phản hồi của khách hàng.
  • Sử dụng các đề xuất giá trị thu thập được để xác định các điểm bán hàng khác biệt (USP) của sản phẩm và dịch vụ.

Áp dụng quy trình Marketing.

Các chiến lược Marketing có thể được tóm tắt thành khái niệm Marketing Mix: Bao gồm Marketing Mix 4Ps hoặc Marketing Mix 7Ps, tuỳ thuộc vào từng mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn mô hình làm Marketing phù hợp.

  • P1 – Product: Xác định thứ mà bạn sẽ bán cho người tiêu dùng.
  • P2 – Price: Xây dựng chiến lược giá bán cho từng phân khúc (nếu có).
  • P3 – Place: Lựa chọn hình thức để phân phối sản phẩm đến tay người dùng.
  • P4 – Promotion: Đưa ra chiến lược quảng cáo và định hình thông điệp Marketing.
  • P5 – People: Là tất cả những ai có tham gia vào quá trình sản xuất, quảng bá và phân phối sản phẩm của doanh nghiệp đến với khách hàng.
  • P6 – Process: Mô tả các phương pháp mà doanh nghiệp sử dụng để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho khách hàng.
  • P7 – Physical Evidence: Là những bằng chứng nhằm mục tiêu đảm bảo với khách hàng rằng một doanh nghiệp cụ thể có đủ sự tin tưởng và tồn tại (về mặt vật lý). Các minh chứng hữu hình có thể là hệ thống trang thiết bị, máy móc, văn phòng, các giấy chứng nhận kinh doanh, biên lai thuế…

Tuỳ thuộc vào từng nhu cầu khác nhau mà doanh nghiệp có thể lựa chọn vô số các cách thức tiếp cận Marketing khác nhau như: Digital Marketing, Brand Marketing, Content Marketing hay Influencer Marketing.

Để có thể hiểu toàn bộ về ngành marketing, bạn có thể xem ngành marketing là gì

Cuối cùng, bạn cần nhớ rằng, Marketing cần bao gồm một chiến lược rộng và dài hạn.

Tính đặc thù của quảng cáo.

Không giống như Marketing, Quảng cáo là quá trình truyền tải giá trị và cách sử dụng sản phẩm cho đối tượng mục tiêu.

Quá trình này bao gồm việc xây dựng chiến lược quảng cáo, chọn kênh hay nền tảng quảng cáo, thông điệp quảng cáo, xây dựng, phân phối và tối ưu quảng cáo, và hơn thế nữa.

Một chiến dịch quảng cáo thường gắn liền với các dữ liệu Marketing cụ thể, định vị sáng tạo và sử dụng các ngôn từ hấp dẫn để thu hút sự chú ý của công chúng mục tiêu.

Quảng cáo là tất cả những thứ liên quan đến việc truyền tải các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông và các kênh phân phối khác nhau.

Tóm lại, quảng cáo có thể bao gồm:

  • Tạo nên sự hứng thú cho một sản phẩm.
  • Nghiên cứu và xây dựng các thông điệp quảng cáo.
  • Quảng cáo sản phẩm trên Facebook, Google, TikTok, Instagram và các nền tảng khác.
  • Tối ưu quảng cáo theo các mục tiêu (Marketing) chung của thương hiệu.

Áp dụng quy trình quảng cáo.

Quá trình quảng cáo được thực hiện trong 3 bước. Đầu tiên, bạn phải có một sản phẩm hay thấu hiểu toàn diện về sản phẩm.

Tiếp theo, bạn cũng phải nghiên cứu thị trường (tất nhiên là thông qua Marketing) để dự đoán doanh số bán hàng, hiểu về đối thủ, mong muốn của khách hàng và cả việc xác định các chỉ số benchmark làm tiêu chuẩn đánh giá mức độ hiệu quả.

Cuối cùng, bạn phải thiết kế các mẫu quảng cáo sáng tạo theo từng nền tảng và tối ưu các mẫu quảng cáo đó theo thời gian.

Bạn có thể xem thêm quảng cáo là gì để hiểu sâu hơn về thuật ngữ quảng cáo.

Kết luận về sự khác biệt giữa Marketing và Quảng cáo mà mọi Marketer đều không nên nhầm lẫn.

Kết luận về sự khác biệt giữa Marketing và Quảng cáo mà mọi Marketer đều không nên nhầm lẫn.

Từ quá trình phân tích ở trên, có thể kết luận rằng Marketing là một quá trình đầu cuối dài hạn, trong khi quảng cáo là một giai đoạn có trong toàn bộ chuỗi hành động.

Mục tiêu của việc phân biệt sự khác nhau giữa Marketing và Quảng cáo không phải là để chứng minh việc đúng sai của câu từ hay cách sử dụng ngữ pháp mà là hiểu bản chất thực sự đằng sau của chúng, thứ nói lên việc bạn cần phải làm.

Bằng cách hiểu được sự khác biệt này, bạn có có thể có được nhiều cách tiếp cận hay chiến lược hiệu quả hơn để phát triển doanh nghiệp trong dài hạn.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

0941 119900

jun88 kuwin ok vip okvip