Quy trình và thủ tục nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam

Bạn muốn nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam nhưng không rõ làm cách nào. Bài viết sau đây chia sẻ Quy trình và thủ tục nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam.

Nhập khẩu hàng hóa từ phía Trung Quốc về Việt Nam cần có những bước nào?. Bách hóa XANH chia sẻ quy trình và thủ tục nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam qua bài viết sau.

1.Những điều cần lưu ý khi làm thủ tục nhập hàng Trung Quốc

Để việc nhập hàng hóa từ Trung Quốc một cách dễ dàng thì các nhà cung cấp phải lưu ý các thủ tục pháp lý để không bị mất quyền lợi hay gây sai sót làm làm việc nhập hàng chậm trễ.

Xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa

So với việc xuất khẩu thì việc xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa khá khó do bị các cơ quan thẩm quyền kiểm định chặt chẽ để nguồn hàng nhập khẩu đảm bảo chất lượng, đặc biệt là các hàng hóa thuộc diện quản lý đặc biệt cần phải có giấy phép này.

Để việc xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng, nhà cung cấp phải tra kỹ các danh mục hàng hóa được tại website chính thống khi kê khai làm thủ tục nhanh chóng.

Kiểm tra chất lượng hàng hóa khi nhận hàng nhập khẩu

Đây là bước cần thiết, nhà cung cấp phải kiểm tra chất lượng hàng hóa khi nhập khẩu và đối chiếu với các giấy tờ liên quan để chắc chắn sản phẩm chất lượng, ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra.

Lựa chọn phương tiện vận tải

Sau khi sản phẩm đảm bảo chất lượng và giấy phép được cấp, nhà cung cấp nên tính đến chuyện tìm đơn vị phương tiện vận tải để việc nhập hàng trơn tru.

Nhà cung cấp nên tính đến chuyện tìm đơn vị phương tiện vận tải để việc nhập hàng trơn tru.

Khi làm thủ tục nhập hàng từ Trung Quốc, nhà cung cấp liên hệ nhà xuất khẩu để biết được lịch trình vận chuyển, tên và số hiệu của phương tiện vận tải, thời gian phương tiện khởi hành, thời gian dự kiến hàng đến,… để tiện cho công việc của hai bên. cũng như nếu cần thì cung cấp các thông tin bổ sung cho hãng vận chuyển và tiến hành đổi biên lai hay biên bản lấy vận đơn và thanh toán cước phí.

Mua bảo hiểm hàng hóa trước khi làm thủ tục nhập khẩu

Tránh các rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển, nhà cung cấp có thể xem xét mua bảo hiểm hàng hóa, nếu trong hợp đồng không quy định thì mua bảo hiểm thì mua gói thấp nhất.

Làm thủ tục hải quan

Khi làm thủ tục nhập khẩu thì nhà cung cấp chú ý mã số hàng hóa và mức thuế phải nộp để tránh gây khai mã sai dẫn đến việc phạt hành chính và gian lận thuế.

Nhà cung cấp chú ý mã số hàng hóa và mức thuế phải nộp

Tùy vào trường hợp khác nhau, nhà cung cấp có thể làm công việc xin giải phóng hàng sớm và giấy nợ chứng từ trong thời gian làm thủ tục khai hải quan, nếu có gì bất thường bên hải quan có quyền yêu cầu nhà cung cấp giải trình giá trị và lượng hàng hóa thông quan..

Xác nhận thanh toán

Nhà cung cấp nên kiểm tra kỹ hợp đồng và lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp để tránh rủi ro thanh toán.

Giải quyết tranh chấp

Để việc nhập khẩu hàng hóa trơn tru, nhà cung cấp cần thận khi soạn hợp đồng và kiểm tra các điều khoản trong hợp đồng tránh các khiếu nại vấn đề như thiếu hàng, hàng kém chất lượng.

2.Quy trình thực hiện việc nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam

Quy trình thực hiện việc nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam gồm 7 bước:

Bước 1 Nhà cung cấp tìm nhà xuất khẩu và tham khảo giá

Đầu tiên, nhà cung cấp tìm và hiểu kỹ nhà xuất khẩu và hàng hóa cũng như tham khảo chi phí.

  • Doanh nghiệp xuất khẩu: Địa chỉ, số điện thoại, email, skype, thị trường và quy mô công ty,…
  • Hàng hóa: Phân khúc, tên mặt hàng, giá cả, thời gian sản xuất và hết hạn…

Bước 2 Tiến hành đặt hàng

Sau khi tìm được nhà xuất khẩu, bạn gửi giấy đặt hàng (order) và email, giấy đặt hàng gồm nội dung như sau:

  • Người bán (Seller) và người mua (Buyer) cùng thông tin The seller gồm tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện.
  • Thông tin hàng hóa gồm tên hàng hóa, số lượng, điều kiện giao hàng, tổng tiền.
  • Điều kiện giao hàng và thời gian ngày, tháng, năm, số hợp đồng.
  • Điều kiện thanh toán gồm thông tin tài khoản ngân hàng người hưởng thụ, điều kiện thanh toán

Bước 3 Thanh toán quốc tế

Căn cứ vào hợp đồng thì nhà cung cấp thanh toán quốc tế theo tài khoản hợp đồng giữa hai bên.

Bước 4 Chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu chuẩn quốc tế

Hồ sơ nhập khẩu quốc tế gồm:

  • 1 Hợp đồng thương mại quốc tế (Nhà cung cấp chú ý tên mặt hàng, số lượng, tổng tiến khớp invoice, packing list, BL, nguồn gốc hàng hóa, điều khoản và thời gian thanh toán, thời gian giao hàng, thời gian vận chuyển hàng.
  • 1 Hóa đơn thương mại (Chú ý thông tin trong hóa đơn thương mại, số liệu với tờ khai hải quan, tên nhà cung cấp, tên số liệu, thông tin điều kiện thanh toán và điều kiện giao hàng phải khớp nhau)
  • 1 Phiếu đóng gói (Giấy này dùng để nhận hàng kho bãi, không có hay sau mã vận đơn, sai số kiện là khó nhận được hàng.)

Lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp

Bước 5 Lựa chọn phương thức vận chuyển

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nhà cung cấp chọn cách vận chuyển hàng hóa cần thiết và thuận lợi nhất, có 3 phương thức gồm xách tay bằng bằng đường hàng không, vận chuyển đường biển và đường bộ với mức chi phí và thời gian nhận hàng khác nhau.

Bước 6 Chuẩn bị chứng từ và làm thủ tục hải quan tại Việt Nam

Nộp các giấy tờ cần thiết đã chuẩn bị tại Cục Hải Quan, tùy vào từng mặt hàng thì yêu cầu khác nhau , cơ bản thì yêu cầu các chứng từ, giấy tờ sau : Hợp đồng hóa đơn thương mại, danh sách hàng hóa giấy chứng nhận nguồn gốc, kiểm dịch thực vật Phytosan, certificate of analysis, health certificate. , công bố chất lượng, giấy đăng ký kiểm tra chất lượng.

Bước 7 Lấy hàng hóa và đưa về kho

Sau khi hoàn thành xong thủ tục, nhà cung cấp bố trí phương tiện vận tải đưa hàng về kho, thương thì sẽ thuê xe container hoặc xe tải nhỏ vận chuyển hàng hóa về kho.

3.Những mặt hàng nào cần tránh nhập từ Trung Quốc

Để việc nhập khẩu tránh được những rủi ro không mong muốn, nhà nhập khẩu phải hiểu rõ các mặt hàng tránh nhập khẩu từ nước ngoài như Trung Quốc.

Hoa củ quả

Hoa củ quả xuất xứ từ Trung Quốc không được thị trường Việt ưa chuộng

Thường các loại rau củ quả xuất xứ từ Trung Quốc luôn có dư thuốc bảo quản thực phẩm gây ảnh hưởng sức khỏe nên loại ngay mặt hàng này nếu bạn muốn không bị phạt ngay cửa khẩu.

Lương thực, thực phẩm khô

Lương thực hay thực phẩm khô Trung Quốc thường không đảm bảo chất lượng

Các loại lương thực hay thực phẩm khô Trung Quốc thường không được ưa chuộng tại thị trường Việt do nghi ngờ về chất lượng nên không nên nhập mặt hàng này về.

Thực phẩm tươi sống

Các loại thực phẩm tươi sống thường bị kiểm duyệt gắt gao, chất lượng không đảm bảo,

Các loại thực phẩm tươi sống thường bị kiểm duyệt gắt gao, chất lượng không đảm bảo, vận chuyển bất lợi nên mặt hàng này đứng đầu trong danh sách không nên nhập từ Trung Quốc.

Phía trên là quy trình và thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam, mong chia sẻ trên giúp các nhà nhập khẩu hiểu rõ và quá trình thủ tục nhanh chóng.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

0941 119900