Vai trò của truyền thông Marketing online cho doanh nghiệp IPO

Chào các anh chị, vừa qua sự kiện VINFAST IPO trên sàn chứng khoán lớn thứ 2 thế giới là Nasdaq của Mỹ đánh dấu mốc sự kiện đặc biệt vươn ra biển lớn của Tập Đoàn Vingroup nói riêng và doanh nghiệp Việt nói chung. Đây là một mốc cho thấy tự hào doanh nghiệp Việt vươn ra biển lớn, chúng tay hãy chúc mừng cho Vinfast – 1 thương hiệu xe điện sẽ làm nổi bật thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường Quốc tế. Khi vừa IPO, giá cổ phiếu Vinfast (VFS) tăng từ 22$ lên 37,06$/CP ( tăng 68,4%) nhưng các phiên mới đây lại bắt đầu giảm. Chúng ta cùng phân tích xem tại sao lại như vậy và vai trò của truyền thông marketing quan trọng như thế nào đối với các doanh nghiệp IPO.

Cổ phiếu FVS trên sàn Nasdaq

Để hiểu rõ vấn đề trước tiên chúng ta nhìn vấn đề với nhiều góc độ, và đây là bài chia sẻ không có tính chất quy chụp hay tư vấn về tài chính, nên các anh chị đọc để tham khảo và cùng góp ý với đội ngũ marketing của Phong Việt nhé.

Như vậy, để hình dung bức tranh toàn cảnh doanh nghiệp IPO thì các anh chị tìm hiểu xem một số khái niệm sau và chúng tôi tóm tắt ý chính như IPO là gì, lộ trình doanh nghiệp IPO, điều kiện để IPO ở Việt Nam và thế giới,  Giá cổ phiểu tăng giảm là do đâu?, và vai trò của truyền thông marketing trước, trong và sau IPO của doanh nghiệp có gì quan trọng.

Đây là bài tìm hiểu về vai trò của truyền thông marketing đối với doanh nghiệp IPO nên chúng tôi sẽ lướt qua các bài phân tích từng khái niệm như các bài chuyên về tài chính.

Trước tiên chúng ta cần nên biết IPO là gì ?

IPO là cách viết tắt của Initial Public Offering – có nghĩa là phát hành lần đầu ra công chúng. Đây là thuật ngữ được dùng để chỉ hoạt động lần đầu phát hành cổ phiếu và đưa lên sàn chứng khoán của một công ty với mục đích huy động vốn từ các nhà đầu tư.

Lộ trình doah nghiệp IPO

Thông thường, quy trình IPO ở Việt Nam thường diễn ra như sau:

– Xin ý kiến của hội đồng cổ đông: Thống nhất số vốn cần huy động và tỷ lệ, số lượng cổ phiếu dự định phát hành.

– Thành lập Ban tổ chức, xin phép phát hành chứng khoán ra công chúng: Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành chứng khoán, tìm hiểu và chọn lựa các đơn vị bảo lãnh phát hành, liên hệ với đơn vị tư vấn, công ty kiểm toán để xây dựng phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ IPO.

– Định giá chứng khoán: Định giá hợp lý, đáp ứng được cả nhu cầu người bán và người mua.

– Xác nhận báo cáo tài chính và chuẩn bị hồ sơ hợp lệ.

– Xin phép niêm yết: Doanh nghiệp chỉ được phép phát hành chứng khoán khi được Ủy ban chứng khoán cho phép.

– Thông báo phát hành chứng khoán: Khi được cấp phép, doanh nghiệp IPO cần thông báo việc này trên các phương tiện truyền thông đại chúng bằng bản cáo bạch chính thức.

– Báo cáo kết quả đợt phát hành: Đăng ký, lưu trữ, chuyển giao, thanh toán chứng khoán và báo cáo kết quả đợt phát hành cho Ủy ban chứng khoán.

Quy trình để tiến hành IPO cho doanh nghiệp là một quy trình tốn kém và mất thời gian, vì thế luôn cần sự hiện diện của các công ty, tổ chức cố vấn hỗ trợ doanh nghiệp tiến hành quy trình này một cách thuận lợi và hiệu quả hơn. Như: Tư vấn, hỗ trợ thủ tục pháp lý về IPO; gọi vốn và nhận vốn từ các nhà đầu tư đúng luật; duy trì quyền sở hữu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có cái nhìn khác về kinh doanh.

Điều kiện để doanh nghiệp thực hiện IPO tại Việt Nam

Vốn điều lệ: Doanh nghiệp phải có vốn điều lệ trên 30 tỷ đồng theo giá trị trên sổ kế toán tại thời điểm đăng ký IPO;
Kết quả kinh doanh: Trong vòng 2 năm liên tiếp trước khi đăng ký IPO, doanh nghiệp kinh doanh phải có lợi nhuận và không được có lỗ lũy kế;
Phương án hoạt động cụ thể: Doanh nghiệp phải chuẩn bị sẵn và cung cấp phương pháp phát hành, cách sử dụng nguồn vốn sau khi IPO thành công, và những phương án này phải được thông qua các cổ đông;
Tỷ lệ của số cổ phiếu có quyền biểu quyết: Doanh nghiệp phải chào bán tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 1000 tỷ đồng thì tỷ lệ này giảm xuống còn 10%.
Cam kết của cổ đông lớn nhất: Các cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp phải cam kết giữ ít nhất 20% vốn điều lệ trong vòng 1 năm kể từ thời điểm IPO kết thúc.
Yêu cầu về tính chất của doanh nghiệp: Trong lần đầu thực hiện IPO, doanh nghiệp phải cam kết đang hoạt động ổn định và bình thường, không bị truy cứu hay kết án hình sự, vi phạm trật tự quản lý kinh tế, xã hội.
Lựa chọn công ty chứng khoán tư vấn: Việc đăng ký IPO của doanh nghiệp phải có sự tư vấn từ công ty chứng khoán tư vấn. Nếu bản thân doanh nghiệp đăng ký IPO là công ty chứng khoán thì không cần điều kiện này.
Yêu cầu về tài khoản: Doanh nghiệp phải mở tài khoản phong tỏa để nhận tiền mua cổ phiếu từ đợt chào bán đầu tiên.
Cam kết: Doanh nghiệp phải tiến hành niêm yết và đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi hoạt động IPO kết thúc.

Bỏ qua các vấn đề lợi ích và rủi ro khi IPO, chúng ta sẽ tìm hiểu giá cổ phiểu tăng giảm khi IPO là do đâu nha. Các anh chị đầu tư chứng khoán thường hay mở bảng giá chứng khoán lên để xem giá các cổ phiếu, xem biểu đồ tăng giảm, xem các chỉ số… xanh xanh, đỏ đỏ nhảy nhảy rất thích thú. Cơ bản chúng ta hiểu nôn na, xanh thì tăng, đỏ thì giảm, còn tăng bao nhiêu, giảm bao nhiêu thì chúng ta phải biết nhìn và đọc bảng giá chứng khoán, các chỉ số trên bảng điện tử chứng khoán.

Bảng giá chứng khoán

Bảng giá chứng khoán (demo)

Thông thường, giá cổ phiếu tăng giảm do rất nhiều yếu tố, cốt lõi là tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng cái đó chưa phải là yếu tố chính làm giá cổ phiếu thay đổi.Có thể có một số lý do nhỏ và lớn dẫn đến sự biến động giá. Nhưng điều chính gây ra mọi sự biến động về giá là cung và cầu cổ phiếu.

Khi nhu cầu của một cổ phiếu thấp (nhiều người bán hơn người mua), giá của nó sẽ giảm. Khi nhu cầu của một cổ phiếu cao (ít người bán hơn người mua), giá của nó sẽ tăng. Vì vậy, về cơ bản, chính sự thay đổi của nhu cầu là nguyên nhân gây ra mọi biến động giá cổ phiếu.

Như vậy, các anh chị thấy cung và cầu cổ phiếu làm giá cổ phiếu biến động, tăng hay giảm là do bên mua và bên bán. Các nhà đầu tư trên thị trường mua nhiều hay bán nhiều sẽ làm giá cổ phiếu thay đổi, cơ bản là do các nhà đầu tư mua và bán cổ phiếu. Do đó, yếu tố để nhà đầu tư mua và bán cổ phiểu lại chính là các thông tin mà họ nhận được hay tìm hiểu về doanh nghiệp đó. Và họ sẽ tìm hiểu và thấy các thông tin đó ở đâu? các nhà đầu tư sẽ tìm hiểu trên website doanh nghiệp, trên trang thông tin công ty chứng khoán, trên các trang tin tức, các kênh truyền thông, các nhà đầu tư sẽ đọc các chỉ số của các doanh nghiệp, đọc báo cáo tài chính,… các phân tích của các chuyên gia và nhiều kênh khác…

Vài trò quan trọng của truyền thông marketing đối với doanh nghiệp IPO

Như vậy, các anh chị thấy, để nhà đầu tư mua hay đầu tư cổ phiểu thì họ tìm hiểu rất nhiều thông tin và chỉ số, chính vì vậy các doanh nghiệp phải thận trọng đưa các thông tin của doanh nghiệp của mình ra, chiến lược marketing để thương hiệu được phủ rộng rãi, tăng cường các tin tốt, tin tức về định hướng, chiến lược và quy mô công ty quá khứ, hiện tại và tương lai. 

Do đó, một doanh nghiệp IPO cần phải có một chiến lược marketing, chiến lược truyền thông rầm rộ, để nhiều nhà đầu tư có tâm lý cổ phiếu tốt, cổ phiếu tiềm năng. Một kế hoạch marketing phải luôn cẩn trọng trước ,trong và sau khi IPO để một hành trình khiến các nhà đầu tư luôn thấy cổ phiếu nóng hơn bao giờ hết. 

Thường các cổ phiếu sẽ tăng sau khi IPO đó là tâm lý chung, vì khi lên sàn, nhiều nhà đầu tư sẽ mua, tỷ lệ cung tăng sẽ đẩy giá tăng, nhưng đến phiên 3, phiên 4, có thể giảm và sau đó tăng… và cứ như vậy. Các anh chị hình dung, một sàn lớn thì tính thanh khoản cực cao, nên rất rất nhiều nhà đầu tư chọn đánh lướt sóng, chính vì thế biên độ cũng sẽ tăng và giảm rất lớn. Cụ thể với VFS tăng từ 22 lên hơn 30-40$, sau đó giảm về 3x…báo chí đưa tin quy mô công ty tăng lên hàng 8x tỷ $, rồi giảm còn 4x tỷ đô… Và đây là chuyện bình thường các anh chị ạ. Chúng ta tham gia sân lớn thì biên độ lớn, quy mô lớn, và cái gì cũng lớn… 

Ở bài này, chúng tôi chỉ làm rõ tầm quan trọng của chiến lược truyền thông, chiến lược marketing cho doanh nghiệp IPO. Còn về việc, chiến lược marketing cho các doanh nghiệp IPO như thế nào? và cần chú ý những gì để hiệu quả thì chúng tôi sẽ có một bài phân tích chuyên sâu ở phần sau. 

Cảm ơn quý anh chị đã đọc và mong nhận ý kiến từ quý anh chị, để chúng tôi có nhiều góc nhìn hơn.
Mong quý anh chị luôn ủng hộ doanh nghiệp Việt, hàng việt, cũng như luôn ủng hộ VFS phát triển vượt bậc, luôn thành công. Đầy là niềm tự hào của Việt Nam.

Chúc quý anh chị nhà đầu tư nhiều sức khỏe, thành công và giàu có! 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

0941 119900